ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT - HÁN NGỮ CỔ VÀ HIỆN ĐẠI

1.950.000 đ 1.650.000 đ

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

Tác giả: Trần Văn Chánh

Phát hành: Cty TNHH TM-DV Sách Thời Đại
Quy cách: bìa cứng, đóng hộp giấy, mạ vàng.
Kích thước: 21x29 cm
Số trang: 1918
Xuất bản lần đầu năm 2022
“ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT do nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh biên soạn là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có nội dung cập nhật, phong phú và thực hiện đúng quy cách khoa học của một cuốn tự điển. Với độ dày gần 2000 trang, 12.000 đơn vị tự, đây có thể xem là bộ tự điển Hán Việt có quy mô lớn nhất ở nước ta từ trước đến nay.

Với 2.016 trang in mỹ thuật trên giấy chuyên dụng khổ lớn, 20.5x28.5, các mục tự được giải thích đầy đủ nhất, không ít các chữ Hán được cung cấp từ 5-10 đến 20-30 nghĩa khác nhau, từ nghĩa rất cổ cho đến những nghĩa chung, nghĩa cận hiện đại, nghĩa mới (xuất hiện trong khoảng 5-10 năm gần đây), kể cả khá nhiều từ mới, phương ngôn, khẩu ngữ, ẩn ngữ / hàng thoại (tiếng lóng). Mỗi mục tự đều được cho nhiều thí dụ nẳm trong những từ ghép, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ (cụm từ quen dùng) hoặc câu văn, có kèm phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa.

Mỗi mục tự Hán đều in chữ to dễ đọc, thể hiện dưới dạng chữ phồn thể có kèm giản thể, có ghi âm pinyin và chú âm phiên thiết. Ở mỗi thuật ngữ khoa học đều có chú thích thêm từ tiếng Anh, hoặc cả tiếng Anh lẫn tên khoa học cho các giống loài động-thực vật. Về việc dịch hoặc định nghĩa các từ ngữ, tự điển này đã giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, sát nghĩa và không để sót những nghĩa quan trọng.

Riêng những câu thí dụ trích dẫn từ thơ văn cổ đều được ghi xuất xứ rõ ràng, có chú ý chọn từ thơ văn có giá trị văn chương, tư tưởng, giúp nâng cao kiến thức văn hóa tổng quát và kinh nghiệm đọc sách (nhất là cổ thư) cho người sử dụng tự điển.

Liên quan một số thuật ngữ khoa học, đặc biệt về tên gọi các loài động-thực vật (chim, cá, cỏ cây…), cần được nhận thức một cách chính xác, soạn giả đã phải tra cứu đối chiếu với các tài liệu chuyên ngành, để ở mỗi thuật ngữ đều có chú giải thêm từ tiếng Anh, hoặc thêm cả tên khoa học cho các giống loài động-thực vật.

Để hoàn thành công trình này, tác giả đã tham khảo, kế thừa và rút kinh nghiệm từ 34 bộ tự điển đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài, trong đó có những bộ tự điển Hán Việt tiên phong ở nước ta của Đào Duy Anh và Thiều Chửu. Tuy nghiên, phần đóng góp riêng của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh mới là chủ yếu. Tác giả đã tổ chức các mục từ một cách hợp lý và trình bày một cách hệ thống, mạch lạc. Mỗi mục từ đều được giải nghĩa rõ ràng, kèm theo những dẫn chứng tiêu biểu và đa dạng từ trong sử sách, văn chương. Đặc biệt, những trường hợp đồng âm dị nghĩa được tác giả phân biệt một cách thuyết phục.
Lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Hoa cho thấy ảnh hưởng quan trọng của chữ Hán đối với tiếng Việt. Theo GSTS Huỳnh Như Phương: “Bộ tự điển này không chỉ giúp học tập chữ Hán mà còn giúp trau dồi tiếng Việt. Đây là một cuốn sách công cụ cần thiết cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên cũng như cho những độc giả có quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ. Chúng tôi cho rằng Đại tự điển Hán-Việt của tác giả Trần Văn Chánh là một công trình có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đã đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung và hình thức của một cuốn tự điển trong giai đoạn hiện nay”.