HỒI KÝ HUẾ

65.000 đ

Nhà xuất bản: NXB Thuận Hóa

Tác giả: Michel Đức Chaigneau

Phát hành: Cty TNHH TM-DV Sách Thời Đại

Quy cách: bìa mềm, khổ 14.5x20.5 cm

Số trang: 292

Năm xuất bản: 2011

Cuốn sách này là bản dịch của “Souvenirs de Hué” (Hồi ký Huế) do Michel Đức Chaigneau viết, đã được xuất bản lần đầu tiên ở Paris năm 1867 do Nhà in Hoàng Gia thực hiện và sau đó là ở Thượng Hải vào năm 1941.
Michel Đức Chaigneau là con trai đầu của Jean Baptiste Chaigneau, nguyên là sĩ quan hải quân Pháp và làm quan đại thần trong triều đình Huế dưới thời các vua Gia Long và Minh Mạng. Cùng với một số người Pháp khác, ông đã đến Nam Kỳ giúp vua Gia Long chống lại nhà Tây Sơn, đã sống rất lâu ở miền Nam và ở Huế, ông rời đi vào cuối năm 1825 với gia đình. Còn Michel Đức Chaigneau là con của ông, sinh ở miền Nam, trở về Pháp năm 1825 cùng với cha.
Tập “Hồi ký Huế” này do Michel Đức Chaigneau viết, mà thực ra đây là hồi ức của hai cha con gồm nhiều phần, nhiều đoạn khác nhau nhưng nhìn chung đã nói lên được điều bổ ích. Điểm quán xuyến của tập hồi ức này là qua gần 300 trang sách dưới con mắt nhìn của tác giả, một người ngoại quốc nhưng đã miêu tả được nhiều mặt về tình hình miền Nam nước ta trong một giai đoạn đầy biến động từ 1789 đến 1824 về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đến đời sống cung đình và dân chúng…
Nổi bật nhất là tình hình về phía Nam nước ta các đây hơn 200 năm về lối sống sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ nghi hội hè, kiến trúc cung đình và dân gian, về mối quan hệ giữa người Pháp với các vua quan đầu tiên của nhà Nguyễn… qua lối miêu tả toàn diện và sâu sắc của tác giả.
Có thể nói đây là một bộ bách khoa thư về Huế xưa vào đầu thế kỷ 19. Michel Đức Chaigneau mô tả khá cặn kẽ mà rất mới lạ về nhà quan, thuyền quan, thuyền rồng, cuộc đấu giữa voi và hổ, đội quân voi 800 con, trường học với các ông đồ, các kỳ thi, các vị lương y, rạp hát của nhà vua, một buổi cơm chiều, một cuộc du ngoạn ở Phường Đúc; mô tả những hào lũy còn sót lại của thời Tây Sơn, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Tịch Điền, lễ tết Nguyên Đán, phong tục tập quán của người Việt , nghi lễ tang ma… Ông còn đề cập đến nghi thức hôn lễ, thực đơn của một cỗ cưới. Ông viết về kinh thành và hoàng thành Huế, cũng như lăng tẩm mẹ vua Gia Long, về ngoại ô Huế với chợ Dinh, chợ Được cùng những câu chuyện vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy, linh mục Leopold Cardière đã nhận xét: “Michel Đức Chaigneau đã mô tả một cách say sưa và đầy sắc vẻ”.