Friedrich Nietzsche sinh ra ở Rocken, gần Leipzig, vào ngày 15 tháng 10 năm 1844 trong gia đình truyền thống mục sư. Nhờ kết quả học tập xuất sắc trong ngôi trường danh tiếng Pforta, ông được nhận ghế giáo sư ngữ văn cổ điển tại đại học Bâle khi mới 25 tuổi. Năm 1870, ông tự nguyện đầu quân làm y tá trong chiến tranh Pháp – Phổ. Giải ngũ về Bâle, ông giao du với giới trí thức ở đó – sử gia Jacob Burckhardt và nhà dân tộc học J.J. Bachofen – càng trở nên thân cận với nhạc sĩ Richard Wagner và nhóm này.
Quyển sách đầu tay của ông, Sự Ra Đời Của Bi Kịch, xuất bản năm 1872 đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trong giới học thuật Đức.
“Khoa học, nghệ thuật và triết học trong tôi nay đã lớn mạnh đến nỗi tôi sắp sinh ra một con Nhân Mã”
Sự Ra Đời Của Bi Kịch là một tựa đề kỳ lạ cho một khảo cứu triết học còn kỳ lạ hơn, con Nhân Mã của Nietzsche, quyển sách đầu tay của chàng giáo sư ngữ văn mà thiên tài đã sớm phát lộ, ngay lập tức đặt người đọc và một mảnh đất “chưa biết” đầy mâu thuẫn xen giữa nghệ thuật, tôn giáo và triết lý.